Câu chuyện sản phẩm Sen Mai Anh
28/12/2023
Hành trình tạo nên thương hiệu Sen Mai Anh
Nhận thấy nhiều diện
tích đất ruộng trũng của xã thường được bà con cấy 1 vụ đông xuân, rồi vụ mùa bỏ
không do đồng đất thấp trũng, cấy lúa không hiệu quả mà nuôi trồng thủy sản
cũng không ổn định. Trong khi, tôi tìm hiểu trên mạng Internet nhận thấy, tại
nhiều vùng đất của tỉnh Thanh Hóa, Bắc Giang..., người nông dân chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, tận dụng diện tích đất vùng thấp trũng trồng sen Nhật lấy củ, kết hợp
thêm nuôi thả cá, cho hiệu quả kinh tế khá cao, trong khi cây trồng này không
khó về kỹ thuật mà lại nhanh cho thu hoạch. Bắt đầu từ đầu năm 2021, ông Thế
Anh trồng thử nghiệm 5 sào sen nhật trên diện tích đất lúa của gia đình. Sau
khi thấy sen có củ, hứa hẹn cho thu hoạch, ông báo cáo chính quyền địa phương,
mượn thêm ruộng của các hộ dân bỏ không xung quanh, mở rộng diện tích trồng lên
15 mẫu.
Đặc biệt, Anh Thế Anh
đã đầu tư mua 2 máy bơm sục, thuê thêm nhân công lao động địa phương phụ giúp
cho việc chăm sóc, thu hoạch củ sen. Rồi vừa học hỏi, vừa làm, vừa đúc rút kinh
nghiệm, ông Thế Anh đã thu hoạch được những củ sen trắng, to, ngon và tìm kiếm
được đầu ra cho sản phẩm, thời điểm hiện nay thường không đủ xuất bán.
Theo anh Nguyễn Thế
Anh, kỹ thuật trồng loại sen Nhật lấy củ này không khó, cũng không cần cầu kỳ như
nhiều loại cây trồng khác. Nhưng cần chú trọng đến giống sen, để sau thời gian
chăm sóc, thu hoạch được những củ sen to, trắng, nạc, ăn giòn, bùi. Sau khi chọn
được giống sen tốt, trong quá trình chăm sóc, chú ý bón phân ở từng giai đoạn
tăng trưởng khác nhau để lượng phân bón vừa đủ cho cây sinh trưởng và phát triển,
không bị thiếu nhưng cũng không bị dư thừa dưỡng chất, ảnh hưởng đến chất lượng
củ sen.
Thêm vào đó, để tăng
giá trị của củ Sen anh Thế Anh đã đầu tư thêm khu vực sơ chế củ sen tươi và trà
củ sen. Đồng thời chú trọng việc làm thương hiệu thông qua hệ thống bao bì nhãn
mác.