Di tích văn hóa Đình-Chùa-Phủ làng
Đồi thờ cúng, tưởng niệm Tiến Quốc Đại Vương Trần Kỳ vị tướng của Lê Lợi đã có
công lớn chống quân Minh xâm lược. Phủ thờ Bạch Hoa Công Chúa một hình tượng
cao đẹp, từ thiện bắc ái che chở. Chùa thờ phật một tâm linh tín ngưỡng thiêng
liêng. Từ ngày đầu xây dựng khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu đến khi tổng khởi
nghĩa đây là nơi đi về hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Xứ ủy Bắc Kỳ
là nơi hội họp bí mật quan trọng nhất của tổ chức cách mạng góp phần vào sự
nghiệp giải phóng dân tộc. Năm 2008 ba ngôi Đình-Chùa-Phủ làng Đồi đã được UBND
tỉnh Ninh Bình công nhận và cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Đình-Chùa-Phủ làng Đồi có diện tích rộng 4.290,6m2 thuộc thôn
Đồi, xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Từ thị trấn Nho Quan chạy
theo Quốc Lộ 12B xuống Quỳnh Lưu đến ngã Tư đường vào thôn Xuân Quế (di tích
Đồi Son), rẽ trái đi đường nhà Lê khoảng 1,5km đến trạm y tế xã rẽ trái gần 2km
là tới Đình-Chùa-Phủ làng Đồi. Khu di tích nằm phía ngoài cánh đồng có khuôn
viên thoáng mát, cảnh vật hữu tình.
(Ảnh khu di tích Đình-Chùa-Phủ làng Đồi)
1. Đình: Theo phả thần Đền có
từ thời Lê Thánh Tông vào khoảng thập kỷ 70 thế kỷ thứ 15 đây là ngôi Đền Tiến
Quốc Đại Vương Trần Kỳ. Tiến Quốc Đại vương Trần kỳ sinh năm Bính Dần 1386
trong một gia đình làm thuốc ở xã Quỳnh Lưu, mồ côi bần hàn nhưng ham học, lớn
lên văn võ xong toàn giàu lòng yêu nước. Khi Quân Minh nhiễu loạn ông đã cùng
với anh con người bá bề cha là Mai Tuyên và em ruột là Trần Dĩnh, chiêu mộ binh
sỹ bảo vệ xóm làng, năm Mậu Tuất 1418, ba ông đem theo hơn 1000 quân theo Lê Lợi khởi nghĩa ở động
Lam Sơn. Trải qua 10 năm cùng Lê Lợi chống quân Minh kháng chiến thắng lợi Lê
Lợi lên ngôi Hoàng Đế, xét ba ông có nhiều công lao với đất nước nên đã phong
tước ba ông là Đaị Vương (riêng ông Trần Kỳ có công lớn nhất nên được gọi là
Tiến Quốc Đại Vương), đất nước thanh bình ba ông vẫn chính sự tam triều. Sau
tuổi già không trọng trách được việc lớn Vua cho ba ông về quê ăn dưỡng.
Riêng Tiến Quốc Đại Vương Trần Kỳ ngài xây dựng khu sinh từ nơi ngài đóng
quân nay là làng Đồi, thuộc chiến khu Quỳnh Lưu, khi ngài mất nhân dân ba khu
Hội-Đồi-Lễ tuân theo di chúc của ngài đưa linh cữu ngài về an táng tại khu sinh
từ của ngài thôn Đồi, viết thần hiệu lập đền thờ. Đình có 5 sắc phong của thời
Nguyễn trong đó có một sắc hợp phong ban cho xã Quỳnh Lưu. Nhưng trong chiến
dịch Tây Nam Ninh Bình, thực dân Pháp đã đốt hết.
(Giếng Đình)
Đình làm to từ thời vua Thành Thái, năm 1966 Đình là kho để của Hợp Tác
xã, sau nhiều lần trùng tu, sửa chữa vẫn
giữ được kiến trúc theo kiểu chữ Đinh cho đến bây giờ, bái đường gồm ba gian và
hai dĩ, chiều dài 10,45m, chiều rộng 5,90m được tạo dựng bởi 8 cột cái và 8 cột
quân các vì kèo làm theo kiểu chồng giường, hai đầu đốc chạm mặt hổ phù, cột
kèo bằng gỗ lim, các vì được chạm khắc khá tinh sảo, dáng dấp của thời Nguyễn
độc lập, các cột được kê trên đá cổ bồng. Hậu cung là ba gian nhà lim lợp ngói đỏ,
năm 1997 xây lại Hậu cung mới, có nhang
áng, ngai thờ, bài vị thờ Đại Vương Trần Kỳ, trước nhang áng có bát hương hai
bên có hai cây nến. Tường sau hậu cung là mộ Đại Vương Trần Kỳ, bên trái hậu
cung là bia tưởng niệm các liệt sỹ.
2. Phủ sát cạnh liền kề với ngôi Đình là ngôi Phủ thờ Bạch Hoa Công
Chúa, không rõ nhân thần hay thiên thần. Theo câu đối của hai cột đá cửa Phủ
thì có lẽ là thiên thần, một nhân vật đẹp có lòng từ thiện ưu ái với dân, với
nước che chở phù hộ độ trì cho dân. Hiện Phủ còn giữ được 3 sắc của thời
Nguyễn, trong đó có sắc hợp phong ban cho xã Quỳnh Lưu.
Phủ được làm cùng với Đình, kiến trúc theo kiểu chữ Đinh chiều dài là
6,86m, chiều rộng 3,97m, gồm ba gian được tạo bởi 8 cột cái và 8 cột quân, cột
kèo bằng gỗ lim, làm theo kiểu chồng giường, trụ non con cung lợp ngói tây, cửa
chân quay, giãn giữa có bàn thờ, trên bàn thờ có bát hương. Hậu cung có hai
gian, rộng 2,90 dài 2,45m gian giáp đốc có bàn thờ, trên bàn thờ có long đỉnh,
có tượng Bạch Hoa Công Chúa, tượng đẹp mặt hoa da phấn mày kẻ trông điềm đạm từ
bi.
(Ảnh thờ Chúa Sơn
Trang)
3. Chùa Có tên là Thượng Lão
Tự. Có ý kiến cho rằng đền Thượng Lão và chùa Thượng Lão là do Tiến Quốc Trần
Kỳ lúc còn sinh thời đặt tên, đặt nền móng dân địa phương gọi là chùa Già, chùa
Đồi, chùa Thờ Phật, một tín ngưỡng tâm linh như những ngôi chùa ở dân gian trần
thế.
(Ảnh Chùa)
Chùa gọi là Thượng Lão Tự, Chùa thiết kế theo kiểu tiền dạo hậu dốc, mặt
tiền đắp hổ phù, cột kèo bằng gỗ lim trụ non, con cung, hai bên trạm rồng, lợp
ngói vẩy. Trong tòa hậu cung có ba bệ thờ, bệ trên cùng thờ ba pho Tam Thế, bệ
thứ hai thờ Phật Bà Quan Âm và Phật Tổ, bệ dưới thờ tòa Cửu Long, bên phải thờ
Đức Chúa, bên trái thờ Đức Ông. Trên bệ thờ
có cả Hạc đồng, Lư hương…bốn mùa hương khói.
(Chính Điện thờ Phật)
Hằng năm nhân dân làng Đồi vẫn tổ chức tế lễ kỷ niệm ngày sinh nhật của
Đại Vương Trần Kỳ. Duy trì các lễ ngạch thời xưa, như tháng 8 giỗ cha, tháng 3
giỗ mẹ, lễ Thượng Nguyên, Bụt sinh, Bụt đẻ, rằm trung thu nói chung vẫn giữ
được các sự lễ, lễ tiết. Cứ đền tư rằm
30, mồng 1, các già trong hội quy ra Đình-Chùa-Phủ cầu kinh niệm phật dâng
hương, cầu mong an hưởng cuộc sống yên lành, nhân khang vật thịnh, quốc thái
dân an.
Đình-Chùa-Phủ làng Đồi được nhân dân và các nhà hảo tâm đóng góp sửa chữa
xây dựng Chùa, Phủ, hậu cung Đình thờ thành Hoàng làng bề thế khang trang. Hiện
nay UBND xã đã thành lập ban quản lý di tích, trưởng ban là đ/c Phó Chủ tịch
UBND xã, phó ban là công chức văn hóa-thông tin, đ/c trưởng thôn và Ban Hộ tự
là ủy viên. Đình – Chùa Phủ làng Đồi được các cấp
chính quyền địa phương và nhân dân quan tâm bảo vệ tốt. Ban hội tự và hội quy
cùng nhân dân duy trì các hoạt động lễ theo Hội Phật giáo, phát huy giá trị của
di tích, góp phần giáo dục lòng tự hào, yêu quê hương đất nước đối với các thế
hệ con cháu./.