Di tích Chùa Xuân Quang

Chùa Xuân Quang thôn Xuân Quế- Di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tâm linh của nhân dân.  Là nơi thờ cúng Đức phật, A Di đà, Quan Âm, Thích Ca sơ sinh … các anh liệt sĩ của địa phương. Di tích Chùa Xuân Quang gắn liền với sự hình thành, hoạt động của các tổ chức cách mạng và là địa điểm phục vụ cho các cuộc kháng chiến chống thực dân, phong kiến.

anh tin bai

(ảnh toàn cảnh chùa Xuân Quang)

Theo các tài liệu khảo cứu phong tục các làng thờ cúng năm 1938, Chùa Xuân Quế thuộc thôn Xuân Quế, xã Yên Lại, tổng Văn Luận, phủ Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, nay thuộc địa bàn thôn Xuân Quế, xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Chùa được xây dựng từ rất lâu trải qua thời gian, thiên tai cùng hai cuộc chiến tranh chùa đã nhiều lần xuống cấp. Năm 1953 trận Tây Nam Ninh Bình giặc Pháp càn quét, chùa Xuân Quang đã bị tàn phá. Chùa mới được trùng tu năm 2008 với các hạng mục công trình kiên cố và vững chắc bằng số tiền, ngày công đóng góp của bà con nhân dân địa phương cùng nhiều cá nhân, tập thể, doanh nghiệp… trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.

Từ thành phố Ninh Bình đi theo đường Tràng An, Bái Đính khoảng 25km đi hết đường nhà Lê rẽ phải 1,5km là tới chùa, chùa nằm ở giữa cánh đồng của hai thôn Xuân Quế và Thôn Xanh, quay hướng Đông, tọa lạc ở một khu đất rộng, tách biệt hẳn với khu dân cư trên tổng diện tích 1079,5 m2, Chùa được xây dựng theo kiểu chữ đinh gồm Tiền Đường và hậu cung. Nhà tiền đường rộng 7,2m dài 9,8m có ba gian với ba cửa ra vào, tường hồi bít đốc, xây theo kiểu một tầng bốn mái, là nơi đặt nhang áng thờ Đức Ông và Đức Thánh hiền; Hậu cung dài 4,45m, rộng 4m xây liền với Tiền đường, Hậu cung đặt tượng thờ Phật chính, được đặt từ cao xuông thấp. Hệ thống vì kèo gỗ kiểu giá chiêng, các ván mê, đầu bảy được chạm khắc rồng, trang trí hoa văn cách điệu. Nền Tiền đường và Hậu cung được xây cao hơn sân khoảng 50cm với ba bậc lên, xuống xây dật cấp cao dần về phía Hậu cung, nền lát gạch đỏ. Tiền đường thiết kế mái với hoành rui bằng gỗ, các hệ thống xà dọc, xà ngang bằng gỗ. Trên nóc mái, hai đầu kìm đắp đấu, mái lợp ngói vẩy. Hiên có bốn cột bằng gỗ đỡ mái hiên, được kê trên những chân tảng kiểu cổ bồng. Ở hai bên cột giữa có nhấn vữa hai câu đối bằng chữa Hán:

 

 

 

“Xuân Quang Tự địa cát phật linh

Xuân Quế thôn nhân khang vật thịnh”

Dịch nghĩa: “Chùa Xuân Quang đất phật linh ứng tươi tốt

Thôn Xuân Quế mọi người an khang, vạn vật thịnh vượng”

 

 

anh tin bai

  (ảnh bên trong chùa Xuân Quang)

Sân chùa có diện tích rộng, đã được bắn tôn phục vụ đông đảo nhân dân trong các dịp Lễ, Tết, cổng chùa có một lối ra vào chính nằm quay hướng đông theo hướng chùa. Cổng chùa được xây hai cột đồng trụ. Ngoài ra, trong khuôn viên của di tích có bán nguyệt nằm về phía trái của chùa, ở giữa hồ xây lầu, bên trong có đặt bia và bát hương thờ các anh hùng liệt sĩ của thôn Xuân Quế.

anh tin bai

(ảnh chuông đồng cổ)

Chùa Xuân quang là di tích đã được xây dựng trên nền đất chùa cũ nên còn lưu giữ được một số hiện vật, đồ thờ tự quý như chuông đồng, khánh đá…do vậy mà nhân dân, phật tử trong và ngoài vùng coi đây là chốn linh thiêng và trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân.

anh tin bai

(ảnh nhà Từ đường))

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực Pháp, đế quốc Mỹ chùa Xuân Quang là một trong những địa điểm hoạt động cách mạng của xã Quỳnh Lưu. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 chùa là địa điểm hội họp của cơ sở Đảng làng Xuân, nơi luyện tập của quân dân du kích, làng Xuân, làng Xanh xã Quỳnh Lưu, làng Chạ, làng Rịa xã Phú Lộc. Năm 1948 chùa là nơi ở của`bệnh viện Nam Định. 1948-1950 chùa là địa điểm cơ quan Ty Công an Ninh Bình đóng quân để hoạt động cách mạng.

anh tin bai

(ảnh bia tưởng niệm anh hùng liệt sĩ)

Đến nay chùa có sư chủ trì, cùng các hội quy của nhân dân khu vực thường xuyên tụ kinh, niệm phật, lễ, thắp nhang các ngày tư rằm, mùng một, lễ, tết. Chùa Xuân Quang đã được trùng tu khang trang hơn, đón nhiều con em địa phương, du khách mọi nơi về thăm quan. Chùa được các cấp chính quyền địa phương và nhân dân quan tâm bảo vệ tốt, luôn phát huy giá trị của di tích, góp phần giáo dục lòng tự hào, yêu quê hương đất nước đối với các thế hệ con cháu./.

 

 

Phạm Hường
  • Từ khóa :
Tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập